Tư vấn: Top 10 nhóm thực phẩm tốt nhất cho mẹ bỉm sữa

Thảo luận trong 'Y tế - Sức khỏe' bắt đầu bởi hoanghihung, 21/2/21.

  1. hoanghihung
    Offline

    hoanghihung Expired VIP

    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

    Xem thêm: http://dulichtua.com/am-thuc-muon-noi/thuc-pham-loi-sua-cho-me-sau-sinh.html

    ThS.BS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

    [​IMG]

    Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Ngay sau sinh, trong vòng 1 tháng đầu, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị) để có thể đủ cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con.

    Theo ThS.BS Trịnh Hồng Sơn, bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén.

    Cụ thể, nhu cầu về chất đạm (protein): lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. Lượng protein động vật nên đạt khoảng 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.

    [​IMG]

    Nhu cầu chất béo (lipid): lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9Kcal.

    Vitamin và khoáng chất: các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần có đủ rau xanh và chất xơ để tránh táo bón.

    Bà mẹ đang nuôi con bú cần ăn tăng bữa, trung bình 3-6 bữa/ngày. Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; nhóm vitamin và khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D, canxi và uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

    Bác sĩ Sơn cũng khuyến cáo cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…); không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc. Sức khỏe của bà mẹ đảm bảo sẽ duy trì được nguồn sữa chất lượng để nuôi con, mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tối ưu của con.

    Nguồn: https://soyte.hanoi.gov.vn/dinh-duo...ontent/che-o-dinh-duong-ba-me-ang-nuoi-con-bu
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này