Hàng gia dụng đèn xách tay năng lượng phát triển thế nào sau hội nhập

Thảo luận trong 'Hàng Thanh Lý' bắt đầu bởi samsamkute, 6/3/17.

  1. samsamkute
    Offline

    samsamkute Active Member

    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    0
    Sản xuất hàng gia dụng là ngành sản xuất các đồ dùng, thiết bị đèn xách tay sử dụng năng lượng mặt trời trong khuôn khổ gia đình. Hàng gia dụng được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhờ nhu cầu của thị trường, nhất là sự mở rộng của phân khúc thị trường nông thôn. Mặc dù quy mô thị trường lên tới khoảng 13 tỷ USD, nhưng khi đối diện với ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng, ngành hàng này làm cách nào để đối phó cạnh tranh khốc liệt từ các nước láng giềng?

    Nhiều điểm yếu

    Thẳng thắn nhìn nhận, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) trong ngành hàng gia dụng nước ta so với bên ngoài đang thể hiện nhiều điểm yếu. Theo tính toán của Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Võ Văn Quyền, hiện tại sức tiêu dùng chi cho hàng gia dụng chiếm 9% tổng gói tiêu dùng cá nhân và trong 11 nhóm ngành hàng chính, nhóm ngành hàng gia dụng đứng thứ tư về quy mô tiêu dùng.

    Mặt khác, tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến hàng gia dụng trong nước ngày càng tăng. Thực tế, các mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam như Rạng Đông, Điện Quang, Sơn Hà, Tân Á, Tiền Phong, Hoa Sen, Happy cook, Sunhouse, ngày càng chiếm lĩnh thị trường nhờ công nghệ, giá thành, hệ thống phân phối rộng khắp. Thị trường nông thôn cũng dần chuyển dịch từ sử dụng các đồ tự làm sang sử dụng các hàng gia dụng sản xuất, mẫu mã đẹp, giá rẻ lại bền.

    Trong bối cảnh hội nhập, các hiệp định thương mại (FTA) với Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác khác đã ký thời gian qua mở ra cả cơ hội lẫn thách thức cho ngành hàng sản xuất của Việt Nam, trong đó có ngành gia dụng. Về thách thức, hàng gia dụng Trung Quốc giá rẻ không bị rào cản thuế sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các DN Việt Nam.

    Tại phân khúc ngành gỗ, các DN phải đối mặt với những quy định ngặt nghèo của thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU, yêu cầu các DN xuất khẩu gỗ phải xuất trình được nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu, đồng thời chịu áp lực cạnh tranh từ các DN FDI và hàng nhập khẩu gia tăng cùng với hàng giả, hàng nhái. Công bằng đánh giá, đây cũng là cơ hội cho các DN gia tăng thị phần sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU (vốn là những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam), cũng như nâng cao vai trò của mình trong chuỗi giá trị đồ gỗ gia dụng toàn cầu.


    [​IMG]


    Bên cạnh ngành hàng gỗ gia dụng, hàng thiết bị chiếu sáng cũng có triển vọng rất lớn, dù phải chịu áp lực cạnh tranh cả ở phân khúc bình dân lẫn cao cấp (áp lực này càng gia tăng khi xu hướng tiêu dùng chuyển sang sử dụng bóng đèn led gia dụng tiết kiệm năng lượng, điểm mạnh của các thương hiệu quốc tế).

    Kể cả một số công ty lớn sản xuất đồ điện chiếu sáng gia dụng có thương hiệu uy tín, lâu đời, mẫu mã sản phẩm đa dạng, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước trên thị trường trong nước như Rạng Đông (chiếm khoảng 40% thị phần), Điện Quang (25% thị phần), nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, trình độ công nghệ (mặc dù đã tích cực đầu tư) vẫn tụt hậu xa so với các "đối thủ" nước ngoài, do đầu vào sản xuất phụ thuộc lớn (khoảng 25 đến 40%) vào nguyên liệu nhập khẩu.

    Đây chính là những rủi ro tiềm ẩn khi vươn ra thị trường quốc tế. Đối với phân khúc sản phẩm nhựa, i-nốc gia dụng, điểm yếu của DN trong nước là sản phẩm, công nghệ còn lạc hậu, đơn điệu so với "đối thủ" nước ngoài, không có sự khác biệt tạo nên tính độc đáo, mẫu mã dễ sao chép, nguyên liệu chủ yếu vẫn dựa vào nhập khẩu,… nên chi phí đầu vào bị đội lên.

    Dư địa lớn

    Thị trường trong nước cho hàng gia dụng của DN Việt Nam đang chiếm lĩnh dư địa lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia, có hơn 60% tổng thu nhập cá nhân người Việt Nam được bỏ ra cho chi phí sinh hoạt gia đình, cao hơn nhiều so với Xin-ga-po (chỉ khoảng 30%). Trong đó, chi phí dành cho ngành hàng gia dụng đứng thứ hai sau chi phí dành cho ngành thực phẩm, đồ uống. Nguyên nhân là do độ thỏa dụng của cá nhân vẫn còn rất xa mới đạt được mức của người dân tại các nước phát triển. Trong bối cảnh ấy, để tồn tại, phát triển, DN ngành hàng gia dụng cần định vị được thị trường mục tiêu phù hợp với “sức khỏe” trong từng giai đoạn.

    Nguyên Thứ trưởng Thương mại Phan Thế Ruệ cho rằng, không phải tới khi Việt Nam ký các AFTA, cơ hội mới đến với DN, mà đã có sẵn từ lâu tại thị trường trong nước. Nước ta có khoảng 95 triệu dân và đến năm 2020, sẽ vượt mốc 100 triệu. Cơ cấu dân số trẻ và số lượng hộ gia đình mới sẽ không ngừng tăng lên, nhu cầu các mặt hàng gia dụng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, thị trường hàng gia dụng khu vực nông thôn (chiếm 70% tổng dân số) còn thiếu nhiều mặt hàng phù hợp thị hiếu và khả năng chi trả của người tiêu dùng.

    Nhiều DN tỏ ra ít quan tâm thị trường này vì cho rằng thu nhập thấp nhưng thực tế, việc khai thác thị trường không đơn thuần chỉ đánh giá từ thu nhập, vấn đề ở chỗ DN có đưa ra được những sản phẩm bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời phù hợp thị hiếu và nhu cầu hay không. Chính vì vậy, song song với việc đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã,… để khai thác phân khúc cao cấp, việc chú trọng vào thị trường bình dân, khu vực nông thôn với DN đồ gia dụng tỏ ra có khả quan.

    Nếu có chiến lược thị trường phù hợp, bất chấp việc rất nhiều thương hiệu cao cấp thế giới trong lĩnh vực hàng gia dụng đã và sẽ nhảy vào kinh doanh, khai thác thị trường Việt Nam, các DN sản xuất đồ gia dụng trong nước vẫn có thể giữ được chỗ đứng tốt trên thị trường. Một hướng đi có thể khai thác tốt phân khúc thị trường trung cấp và thấp cấp trong ngành hàng gia dụng, theo nhận định của Vụ Thị trường trong nước, các DN nên đồng hành với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn,… để tiếp cận và hiểu rõ hơn nhu cầu của người dân.

    Tuy vậy, chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vẫn còn điểm yếu do thu nhập người dân còn thấp, thiếu sự quan tâm đúng mức của các DN. Như vậy, để khai thác thị trường tiềm năng này, cần có sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ của Nhà nước như chính sách phát triển kinh tế nông thôn, cũng như trách nhiệm từ phía DN trong việc tìm hiểu thị hiếu thị trường.

    Ngoài việc trông chờ cơ chế của Chính phủ, các DN cần chủ động thay đổi để thích nghi với bối cảnh hội nhập. Giá trị lớn nhất của việc hội nhập là cơ hội cho DN đưa hàng hóa sang thị trường khác tiềm năng. Chắc chắn các DN Việt Nam cần thay đổi, nhất là về mặt công nghệ, tuy nhiên không thể ngay một lúc mà thay đổi cả dây chuyền sản xuất.

    Tiềm năng của ngành hàng gia dụng trong thời gian tới được đánh giá sẽ rất lớn. Nhưng để trụ vững và khai thác, mở rộng thị trường trong bối cảnh hội nhập lại là một bài toán không dễ dàng cho các DN Việt. Sự hiểu biết về khách hàng Việt Nam là thế mạnh của DN trong nước, nếu tận dụng lợi thế này cùng việc đầu tư sản phẩm, công nghệ cùng hệ thống phân phối để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong số các nguyên tắc cạnh trạnh cơ bản mà các DN phải chú trọng.

    Thị trường ngành hàng gia dụng trong nước đạt khoảng 12,5 đến 13 tỷ USD với mức phát triển cao. Trong khi tốc độ phát triển tiêu dùng chung của cả nước thông qua bán lẻ chỉ tăng khoảng 10,65% thì nhóm ngành này đạt mức 12 đến 14%. Triển vọng của hàng gia dụng có tiềm năng rất lớn do dân số trẻ, nhu cầu lớn; thu nhập người dân tăng (hơn 2.000 USD/năm) dẫn đến thay đổi nhu cầu về chất lượng, mẫu mã.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này