Máy photocopy trong cuộc sống hiện đại đóng vai trò không thể thiếu tại các công ty, trường học hay thậm chí là nhà ở. Quen thuộc là thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi về nguồn gốc cũng như cách thức hoạt động của thiết bị này chưa? Tìm hiểu cùng Huỳnh Gia qua bài viết sau đây nhé! 1.Máy photocopy ra đời như thế nào? Từ thời xa xưa, khi muốn sao chép tài liệu, con người thường chép tay hoặc sử dụng giấy than và khá hài lòng với cách này. Tuy nhiên, theo sự phát triển của dòng chảy thời gian, Chester Carlson – người đã phát minh ra máy photocopy – lại có những dự định của riêng mình có ảnh hưởng đến toàn thế giới. >> Xem thêm tại: https://huynhgiatrading.com/tin-chi...photocopy-moi-nhat-2021-tai-huynh-gia-94.html 2.Nguyên lý hoạt động của máy photocopy Nói một cách dễ hiểu, máy photocopy hoạt động dựa trên hai nguyên lý cơ bản: sự hút nhau của các điện tích trái dấu và xu hướng trở nên dẫn điện hơn của một số vật liệu sau khi hấp thụ bức xạ điện từ, ví dụ như tia cực tím, hồng ngoại, ánh sáng khả kiến… (tính quang dẫn) Các thiết bị photocopy hiện đại thì hầu như hoạt động dựa trên công nghệ là xerography. Nghĩa là kỹ thuật photocopy khô, sử dụng các hạt tích điện để hút và sau đó sắp xếp, truyền dẫn các hạt mực lên một tờ giấy. 3.Máy photocopy có mấy thành phần? Một chiếc máy photocopy điển hình (máy photo xerox) gồm các thành phần: - Trống: Đây là phần quan trọng nhất của máy photocopy được phủ bởi một lớp vật liệu bán dẫn như selen, silic hoặc gecmani. - Mực in: Đây chính là chất lỏng màu đen. Đôi khi có khái niệm “mực khô” nghĩa là hỗn hợp khô của các hạt nhựa dẻo và các chất tạo màu để tạo nên những hình ảnh trên một tờ giấy. Bề mặt của trống sẽ được truyền vào một trường điện tích dương khi các dây Corona gặp điện áp cao và văn bản sẽ được sao chép. Và bản sao của hình ảnh sẽ hiện lên một vị trí cụ thể tương ứng nhờ nguồn sáng cùng một vài ống kính giúp chiếu tia sáng trên tài liệu ban đầu. - Fuser (Lô sấy): Là thành phần chính không thể thiếu của máy photocopy có tác dụng nung nóng mực in, giúp mực in dính vào tờ giấy bản sao theo vị trí đã được định sẵn ngay trước khi rời khỏi máy photo. 4.Quá trình hoạt động của máy photocopy Đầu tiên, nắp trên của máy photocopy sẽ được mở ra và văn bản gốc được đặt úp xuống mặt kính. Khi đó, một tia sáng xuất hiện và quét qua toàn bộ tài liệu. Ánh sáng được phản chiếu nhiều hơn ở vùng trắng và ngược lại, vùng màu đen sẽ phản chiếu ít hoặc không phản chiếu ánh sáng. Cuối cùng, hình ảnh của bản chính sẽ được hình thành trên phần quang dẫn. Cứ mỗi một vòng quay của trống thì bề mặt trống sẽ nhiễm điện tích âm khoảng -130V giúp hút mực bám lên trống. Khi đó, tia laser sẽ được điều khiển chiếu vào vị trí không muốn tạo ảnh, những vị trí này khi in ra sẽ là nền trắng còn vị trí có điện tích âm sẽ có chữ hoặc hình ảnh như bản gốc. Khi một tờ giấy trắng được đưa vào máy photocopy từ phía bên kia, thì nó sẽ từ từ di chuyển về phía trống. Lúc đó, nó sẽ được truyền lượng điện tích dương mạnh mẽ. Lượng điện tích dương của giấy trắng sẽ kéo các hạt mực tích điện âm xuống và dính chặt vào giấy tại các vị trí định sẵn. Từ đó hình thành một bản sao của bản gốc trên tờ giấy trắng đó. Khâu cuối cùng, tờ giấy đó sẽ đi qua trục sấy (Fuser). Với mức tỏa nhiệt của trục này khoảng 180 độ C, mực in sẽ bị chảy ra và bám chặt vào giấy in sau đó đưa giấy in ra ngoài. Đó chính là lý do khi bạn cầm giấy vừa in xong thường cảm thấy khá nóng. Máy photocopy là thiết bị văn phòng không thể thiếu ngày nay. Tuy nhiên, khi hoạt động, thiết bị thường tạo ra nguồn sáng mạnh và điện áp khá cao, làm Ion hóa không khí xung quanh rất mạnh, tạo ra khí ozon(O3) không tốt cho sức khỏe. Do đó cần đặt máy nơi thoáng mát và hạn chế tiếp xúc quá thường xuyên.Thân ái! Huỳnh Gia Địa chỉ: 415 Phạm Ngọc Thạch, P Phú Mỹ, TP, Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Chi Nhánh: 26 Trần Thánh Tông, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM ĐT: 1900 2283 - 0909 282 566 - Email: [email protected] - huynhgiatrading.com GPKD: - MST: 3702221799